Khi đăng ký gói dịch vụ này, khách hàng sẽ được xem toàn bộ nội dung phim, video cùng gần 200 kênh truyền hình trong nước và quốc tế trên TV360, xem trực tiếp các giải bóng đá Ngoại hạng Anh, Euro, Laliga, Ligue 1, Bundesliga, V League,... cùng hàng nghìn giờ phim điện ảnh đặc sắc mà không quảng cáo, xem mọi lúc mọi nơi mà không mất lưu lượng data 4G Viettel.
Nhiều người dùng TV360 thích sử dụng ứng dụng này khi xem trực tiếp các trận trận cầu bởi tính năng tua ngược ngay cả khi đang xem trực tiếp các trận đấu. Lúc này, khán giả không còn lo lắng việc bỏ lỡ 1 khoảnh khắc hấp dẫn nào đó. Thậm chí, bạn còn có thể đóng vai trọng tài trong các pha “check VAR”, soi kĩ từng cú sút bóng, từng pha phạm lỗi xem có chuẩn không, ai là người sai, cầu thủ nào xứng đáng “ăn thẻ”.
Tính năng này được nhiều người dùng đánh giá cao, vượt trội so với cách xem trực tiếp truyền thống đã quen thuộc hàng chục năm nay. Thay vì phải chờ đợi nhà đài tua lại, người xem có thể tự mình điều khiển các mốc thời gian, từ nhỏ như vài giây trước hay có thể xem lại từ đầu trận.
Ngoài ra, chùm phim “bom tấn” phát song song độc quyền hot nhất trên TV360 vẫn sẽ là món ăn tinh thần hấp dẫn cho bất cứ “mọt phim” nào như “Em đẹp hơn cả ánh sao” - câu chuyện tình yêu, hành trình trưởng thành của Kỷ Tinh và Hàn Đình; hay “Địa ngục ngọt đắng” - bộ phim truyền hình Hàn Quốc được khán giả mong chờ khi đánh dấu sự trở lại của Kim Hee Sun; cùng các bộ phim lôi cuốn khác như “Độ hoa niên”, “Nhan tâm ký”...
Nền tảng TV360 của Viettel Telecom được người dùng đánh giá cao bởi nội dung phong phú, chất lượng và dịch vụ linh hoạt. Cho đến nay, TV360 đã có trên 12 triệu thuê bao sử dụng thường xuyên, lớn bậc nhất thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam, nằm trong top ứng dụng được tải nhiều nhất Google Play và Apple Store.
Được nhà mạng viễn thông Viettel Telecom tập trung hạ tầng phủ rộng khắp toàn quốc và tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, TV360 có khả năng đáp ứng hơn 4 triệu người dùng đồng thời và cho phép mở rộng không giới hạn theo chiều ngang nhờ sử dụng kiến trúc Cloud MicroService. Với giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng và tính năng đa dạng, TV360 là lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn tận hưởng giải trí mọi lúc mọi nơi.
Người hâm mộ bóng đá Việt Nam có thể tận hưởng trọn vẹn Vòng chung kết UEFA Euro 2024 hoàn toàn miễn phí trên TV360 ngay tại: https://tv360.vn/ |
Ngọc Diệp
" alt=""/>Thoả sức xem TV360 với gói cước TV7K ViettelSố liệu của Bộ TT&TT cho thấy, 5 tháng đầu năm nay, đã có 5.463 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, gồm 930 cuộc Phishing, 776 cuộc Deface và 3.757 cuộc Malware.
Đáng chú ý, tháng 5 tiếp tục ghi nhận số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm so với tháng liền kề. Trước đó, trong tháng 4, Bộ TT&TT ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 938 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam; giảm 9,37% so với tháng 3/2022.
Theo các chuyên gia Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, nguyên nhân số cuộc tấn công mạng giảm so với tháng trước là do tình hình kinh tế - xã hội đều ổn định, các loại hình hoạt động kinh tế được mở cửa trở lại như trước khi có dịch Covid-19, những giải pháp quản lý và thúc đẩy kinh tế của Đảng, của Chính phủ và các bộ, ngành địa phương có nhiều hiệu quả.
Kéo theo đó, việc nâng cao cảnh giác, tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng cũng như an ninh, trật tự xã hội được chú trọng hơn. Vì thế, các đối tượng cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tấn công mạng, phát tán, lây nhiễm mã độc, lừa đảo để chiếm đoạt, phá hoại thông tin của người dùng và tổ chức.
Để đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin, cho không gian mạng Việt Nam, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét; đánh giá, thống kê và đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh những nguy cơ tấn công mạng. Đồng thời, tiếp tục cảnh báo rộng rãi, đôn đốc việc rà soát lỗ hổng, dấu hiệu tấn công mạng.
Vân Anh
Theo chuyên gia VSEC, nhắm vào nhận thức an toàn thông tin còn hạn chế của nhiều người dùng và giá trị lợi ích tin tặc thu được, hình thức tấn công lừa đảo trong thời gian tới còn phát triển mạnh.
" alt=""/>Sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam tiếp tục giảmLừa đảo trực tuyến tăng mạnh từ khi các đợt dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam. Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), riêng năm 2021, đã có hơn 1.000 website lừa đảo trực tuyến, giả mạo các ngân hàng, tổ chức tài chính bị phát hiện và xử lý.
Để nâng cao nhận thức về lừa đảo trực tuyến đang gia tăng cả về phương thức lẫn số lượng, Google và Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã hợp tác ra mắt website DauhieuLuadao.com (Dấu hiệu Lừa đảo). Đây là một trong nhiều hoạt động thuộc chương trình “An toàn hơn cùng Google” dành cho người Việt.
Nhấn mạnh bảo vệ an toàn thông tin cho người dùng luôn là ưu tiên hàng đầu, đại diện Google châu Á Thái Bình Dương cho biết, bên cạnh việc xây dựng và thiết kế các sản phẩm an toàn theo mặc định, Google cũng tích cực hợp tác với các tổ chức tại Việt Nam để trang bị và đào tạo kiến thức an toàn thông tin cho người dùng ở nhiều độ tuổi.
Theo đại diện NCSC, môi trường mạng là phương tiện đắc lực cho người dùng trong thời đại số nhưng bên cạnh đó vẫn luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy cơ. Trước những khó khăn và tâm lý lo lắng của người dân, NCSC đã triển khai những chương trình khác nhau với mong muốn bảo vệ tối đa cho người dân trên không gian mạng.
Dauhieuluadao.com (Dấu hiệu lừa đảo) là một trong những nội dung được NCSC và Google hợp tác giúp người dùng có những kiến thức, kỹ năng để tránh được các tình huống lừa đảo phổ biến trên không gian mạng.
“Chúng tôi tin rằng việc triển khai những chương trình như vậy cùng với việc phát triển hệ sinh thái Tín nhiệm mạng tại địa chỉ tinnhiemmang.vn, sẽ giúp người dùng nhận biết nhanh, chính xác các tổ chức, website, hệ thống và thiết bị tin cậy. Từ đó ngăn ngừa được các cuộc tấn công lừa đảo, tạo dựng niềm tin số cho người dùng khi sử dụng dịch vụ trên không gian mạng”, đại diện NCSC cho hay.
![]() |
DauhieuLuadao.com được xây dựng dựa trên Scamspotter.org, một dự án kết hợp giữa Google và Mạng lưới Hỗ trợ An ninh mạng Hoa Kỳ. Với trang web này, NCSC hợp tác cùng Google để bản địa hóa một số nội dung, đồng thời xây dựng, bổ sung các tình huống lừa đảo điển hình thường xảy ra với người dân Việt Nam. Website cũng được Trung tâm tích hợp vào Cổng không gian mạng quốc gia tại địa chỉ staging.khonggianmang.vn để người dân dễ dàng sử dụng.
Như tên gọi, website Dauhieuluadao.com mang đến những thông tin nhận diện phương thức và nội dung lừa đảo phổ biến của tội phạm mạng. Các đối tượng này thường tập trung vào nhóm tin giật gân, tin giả mạo thông báo của công ty hay từ người thân quen, hoặc đe dọa bằng cách giả mạo cơ quan chức năng, giả mạo nhân viên sàn thương mại điện tử hoặc các thương hiệu lớn, dùng nhiều chiêu trò đánh vào tâm lý đối tượng khiến họ trở nên bị động và dễ bị dẫn dắt vào bẫy lừa đảo.
![]() |
Không chỉ mang tới nội dung nhận diện lừa đảo mạng, website DauhieuLuadao.com còn có bài kiểm tra thực tế dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm hữu ích cho người dùng, bao gồm các hình thức nhận dạng lừa đảo: Thẻ quà tặng; Tin tốt bất ngờ như trúng thưởng giải đặc biệt; Yêu cầu cung cấp thông tin qua điện thoại hay email từ đại diện cơ quan chức năng; Liên hệ từ một bên cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện, nước mà bạn đang sử dụng; Tin nhắn giả mạo từ tài khoản mạng xã hội của người thân yêu cầu nạp tiền, nạp thẻ điện thoại, hay chuyển khoản.
Trước đó, Google đã phối hợp cùng Trung tâm NCSC ra mắt công cụ “Trắc nghiệm về Lừa đảo qua mạng” (Phishing Quiz), một quy trình hữu ích để kiểm tra mức độ nhận biết các hình thức lừa đảo trên Internet, cụ thể là hình thức lừa đảo qua email.
Đồng hành cùng Google và NCSC giúp người dùng nhận biết chiêu trò lừa đảo một cách trực quan hơn, chiến dịch lần này có sự góp sức của nhiều nhà sáng tạo nội dung YouTube nổi tiếng trong chủ đề cảnh giác, chống lừa đảo như Anh Thám Tử, Hay Online, Thám tử Nhí, Bà Lão Thám Tử; hay các nhóm sáng tạo BabyKopo Home, Rikaki Gaming, Dalin Vlog, và nhóm Hài độc thoại Saigon Tếu. Nội dung của các video chủ yếu xoay quanh những tình huống lừa đảo thực tế thường có, song vẫn còn nhiều người dân chủ quan, cả tin dẫn tới việc bị mắc bẫy.
“Phishing” là một hình thức lừa đảo trực tuyến, thường nhằm mục tiêu đánh cắp dữ liệu cá nhân, cài mã độc vào máy tính của nạn nhân. Đây là phương thức sử dụng email để lừa đảo và mục tiêu tấn công thường là hàng loạt và không rõ ràng. “Scam” là từ chỉ lừa đảo nói chung, nhưng phương thức này thường có mục tiêu tập trung vào đối tượng cụ thể và rõ ràng hơn. Mục đích của lừa đảo scam liên quan đến việc lừa tiền của đối tượng nhắm đến." alt=""/>NCSC và Google hợp tác ra mắt website giúp người dùng nhận biết lừa đảo trực tuyến